Các biện pháp chống bán phá giá

Các biện pháp chống bán phá giá

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Luật sư văn phòng chúng tôi luôn nắm vững những vấn đề cơ bản sau:

– Điều kiện để khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

– Xác định biên độ bán phá giá;

– Xác định thiệt hại đáng kể/đe dọa gây thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước do hàng hóa bị bán phá giá gây ra;

– Các quy trình và thủ tục cơ bản của một vụ điều tra chống bán phá giá;

– Các công việc mà nguyên đơn, bị đơn, nhà nhập khẩu phải thực hiện trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và hậu quả đối với việc hợp tác/không hợp tác của các bị đơn/nguyên đơn.

a) Điều kiện để khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá:

– Điều kiện để khởi xướng điều tra:

Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Khởi xướng điều tra theo yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước1.

Đại diện ngành sản xuất trong nước đáp ứng tư cách nộp hồ sơ yêu cầu: Các nhà sản xuất có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa của ngành sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa tương tự với hàng nhập khẩu.

Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa quy định tại điều kiện trên và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Hồ sơ yêu cầu hợp lệ của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp cho cơ quan điều tra thuộc Bộ Công Thương (hiện nay là Cục Quản lý cạnh tranh)2 cho thấy có dấu hiệu của việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu tại thị trường trong nước là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Trường hợp 2: Tự khởi xướng điều tra (không có đơn yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước)

Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể ra quyết định khởi xướng điều tra (mà không cần có đơn yêu cầu) khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu tại thị trường trong nước gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước3

– Điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hợp lệ của đại diện ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra phải tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ các bên liên quan để xác định các yếu tố cho phép áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

+ Có hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước;

+ Ngành sản xuất trong nước phải chịu thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể;

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với thiệt hại đáng kể/đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Dưới đây là phương thức xác định ba yếu tố nói trên theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam và WTO.

1. Khoản 1 Điều 8 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH
2. Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập vào năm 2004, có tiền thân là Ban Quản lý cạnh tranh.
3. Khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH.