Kỹ năng tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng

Kỹ năng tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Tìm hiểu hệ thống pháp luật của quốc gia của đối tác:

Đây được xem là giai đoạn cơ bản nhất khi Luật sư tiếp nhận yêu cầu tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ khách hàng. Một trong những đặc trưng của hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế chính là tính “quốc tế”, nghĩa là yêu cầu trong làm việc với đối tác nước ngoài, pháp luật nước ngoài. Do đó, Luật sư cần chú ý tìm hiểu thật kỹ hệ thống quy phạm pháp luật quy định hoạt động mua bán của quốc gia đối tác bằng cách sử dụng các công cụ so sánh, đối chiếu, phân tích và tư duy phản biện, trong đó cần chú ý đến những điểm mấu chốt sau:

+ Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai hệ thống pháp luật;

+ Những điều cấm trong hoạt động mua bán quốc tế của quốc gia đó. Lưu ý, những quy định cấm đối với một quốc gia này thì chưa hẳn cũng sẽ bị cấm ở quốc gia khác;

+ Các hiệp định song phương, đa phương hoặc hiệp ước đặc biệt về mua bán hàng hóa mà hai quốc gia tham gia ký kết, có thể ảnh hưởng đến hoạt động mua bán giữa hai bên.

– Tìm hiểu văn hóa và tập quán thương mại của quốc gia đối tác:

Ngoài việc tìm hiểu hệ thống pháp luật của quốc gia đối tác, Luật sư cũng cần xem xét đến văn hóa và tập quán của quốc gia đó, nhất là với các tập quán hoặc văn hóa mang tính địa phương, vùng miền. Ví dụ, trong văn hóa giao tiếp, người Nhật luôn cảm thấy khiếm nhã khi nói: “Tôi không thích điều này”, thay vào đó, họ sẽ nói: “Vâng, đây là một ý tưởng khá thú vị, hãy để chúng tôi suy nghĩ về nó”. Người Nhật cũng thường nói: “Vâng”. Theo cách nói của người Nhật, “vâng” không có nghĩa giống với “vâng” (YES) trong tiếng Anh. “Vâng” ở đây có nghĩa là “Vâng, tôi nghe thấy rồi” chứ không phải “Vâng, tôi thích nó”. Vì thế, khi làm việc với đối tác là phía Nhật Bản, nếu muốn biết họ đang thật sự nghĩ gì, thì cần phải tìm cách có thêm thông tin: Liệu có lịch trình cho buổi thương thảo nào khác không? Quy định như thế đã hợp lý chưa? Mức phạt hay mức bồi thường như thế đã ổn chưa?

Việc chú trọng tìm hiểu tác phong và tập quán khi ký kết hợp đồng với đối tác không chỉ giúp Luật sư và khách hàng nắm thật tốt thông tin về hợp đồng, mà còn giúp nâng cao quan hệ hợp tác của đôi bên, vừa tạo tiền đề cho các giao dịch trong tương lai, vừa hỗ trợ tăng hiệu quả giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có) sau này.

– Tìm hiểu thông tin của đối tác:

Trong môi trường thương mại toàn cầu có nhiều biến động, việc tìm kiếm và giao kết hợp đồng mua bán với các bạn hàng trên thế giới là điều tưởng chừng đơn giản, nhưng cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Nếu tìm được đối tác đáng tin cậy, hoạt động kinh doanh ổn định và uy tín, thì rủi ro từ việc vi phạm hợp đồng, có thể nói, sẽ thấp hoặc gần như không có. Ngược lại, nếu không tìm hiểu kỹ đối tác, gặp phải các đối tác không uy tín, kinh doanh mập mờ, không minh bạch, hoặc tệ hơn là các đối tác lừa đảo, thì sẽ gặp phải các tổn thất rất lớn. Vì thế, để hạn chế những rủi ro này, Luật sư cần lưu ý khách hàng:

+ Theo sát việc chia sẻ các thông tin dữ liệu giữa khách hàng và đối tác, đặc biệt là thường xuyên theo dõi các công văn, chứng từ, thông báo trao đổi qua lại giữa các bên. Chú trọng các mốc hoặc quy định về thời gian (theo luật định hoặc thỏa thuận) mà các bên có thể gửi tài liệu này cho nhau;

+ Hỗ trợ khách hàng tìm hiểu kỹ đối tác: Nghiên cứu xem trước đây đối tác đã có lịch sử giao dịch nào không tốt chưa; Khu vực sinh sống của đối tác có thể tiềm ẩn những rủi ro nào (bảo mật thông tin, tội phạm an ninh mạng, các giao dịch phi pháp, v.v.).