Quy trình và thủ tục khởi xướng, điều tra, rà soát và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Quy trình và thủ tục khởi xướng, điều tra, rà soát và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét để ra quyết định khởi xướng điều tra hoặc quyết định không khởi xướng điều tra.

Về cơ bản, trình tự của một vụ điều tra chống bán phá giá được diễn ra như sau :

1. Khoản 1 Điều 17 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH.
2. Điều 16 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH.
3. Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP.
4. Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP.
5. Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP.
6. Khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH.
Trên thực tế, ngoài việc nộp bản trả lời câu hỏi, các bên liên quan của vụ việc có thể đệ trình các thông tin, số liệu và bình luận về bất cứ vấn đề nào của vụ điều tra (bao gồm vấn đề phá giá, biên độ phá giá, thiệt hại hoặc quyết định sơ bộ, v.v.) tới Cục Quản lý cạnh tranh. Các bên cũng có thể yêu cầu tham vấn với cơ quan điều tra để nêu ý kiến hoặc trao đổi về các vấn đề có liên quan. Các thông tin và số liệu được đệ trình bởi các bên liên quan sẽ được Cục Quản lý cạnh tranh thẩm tra và xác minh. Ngoài ra, các bên cũng có thể gửi yêu cầu bằng văn bản xin gia hạn thời hạn trả lời bản câu hỏi, nhưng phải có lý do chính đáng và được cơ quan điều tra chấp thuận.
Các bên liên quan cũng có quyền yêu cầu tham vấn với Cục Quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra. Đồng thời, Cục Quản lý cạnh tranh thường tổ chức một phiên tham vấn công khai để các bên liên quan trực tiếp trình bày các quan điểm và đề xuất liên quan đến vụ việc điều tra. Phiên tham vấn công khai thường được tổ chức sau khi Cục Quản lý cạnh tranh hoàn thành việc thẩm tra các nhà xuất khẩu nước ngoài và trước khi đưa ra kết luận cuối cùng của vụ việc.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu có quyền đề xuất biện pháp cam kết tự nguyện với cơ quan điều tra trong khoảng thời gian sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra1.
Đối với các thông tin bí mật của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan điều tra giữ bí mật thông tin đó một cách hợp lý và khi nhận được yêu cầu bảo mật thông tin từ doanh nghiệp, cơ quan điều tra có trách nhiệm bảo mật thông tin2. Trong quá trình điều tra, các bên có liên quan có quyền tiếp cận thông tin mà các bên khác đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ trường hợp các thông tin được các bên yêu cầu bảo mật3.
– Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời:
Sau khi ban hành quyết định điều tra, trong vòng 60 ngày và căn cứ vào kết luận điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương có thể ra quyết định  áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời. Theo đó, thuế chống bán phá giá tạm thời không được cao hơn biên độ phá giá trong kết luận sơ bộ1.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá 120 ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời. Thuế chống phá giá tạm thời có thể được gia hạn thêm 60 ngày khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự2.
– Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức:
Căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc chấp thuận biện pháp cam kết của nhà xuất khẩu. Trong trường hợp ra quyết định áp thuế chống bán phá giá, thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng3. Trong trường hợp biên độ thiệt hại được xác định thấp hơn mức tương ứng của biên độ phá giá, thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ thiệt hại.
Theo Điều 23 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH, thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng có hiệu lực trở về trước trong hai trường hợp:
+ Trong trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống bán phá giá tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước;
+ Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện: Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá và hàng hóa bị bán phá giá vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
– Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá và rà soát:
Theo Điều 22 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH, thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ không quá 05 năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.
Các biện pháp chống bán phá giá được rà soát trong các trường hợp sau:
+ Sau 01 năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, theo đề nghị và bằng chứng được cung cấp bởi các bên có liên quan, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền ra quyết định rà soát biện pháp chống bán phá giá;
+ 01 năm trước ngày thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Việc rà soát các biện pháp chống bán phá giá được diễn ra không quá 12 tháng và sẽ đi đến một trong ba kết luận sau:
+ Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
+ Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát;
+ Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.