Kỹ năng đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Kỹ năng đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Kissinger, một nhà ngoại giao và đàm phán Mỹ nổi tiếng trong thập niên 70 thế kỷ XX, đã từng nói: Đàm phán là một tiến trình kết hợp các quan điểm xung đột nhau trong một quan điểm chung, quy tắc quyết định là thể thức nhất trí. Như vậy, đàm phán có thể được hiểu là tổng thể các quyết định qua đó các bên liên quan thống nhất với nhau về một thỏa thuận thay vì hành động đơn phương. Dưới đây là các bước tiến hành một cuộc đàm phán nói chung mà Luật sư có thể tham khảo để áp dụng đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

– Bước 1: Chuẩn bị cho đàm phán:

+ Thu thập thông tin (như đã nói ở trên) từ các nguồn thông tin (Internet, báo, tạp chí, tập san, tổ chức, hiệp hội, khách hàng);

+ Đánh giá kết quả.

– Bước 2: Bắt đầu đàm phán:

+ Tạo không khí: Tạo ra bầu không khí cởi mở và thân thiện (có thể sử dụng câu chuyện có liên quan đến vấn đề, một ví dụ, một danh ngôn, một đoạn báo có sẵn nhằm kích thích tính hiếu kỳ của đối tác);

+ Đưa ra đề nghị ban đầu;

+ Thông qua chương trình làm việc;

+ Tạo điều kiện để hai bên tìm hiểu nhau.

– Bước 3: Thương lượng:

+ Thuyết phục: Khi vấn đề đang bàn tới có lợi cho khách hàng, Luật sư nên tư vấn khách hàng thuyết phục đối tác chấp nhận những yêu cầu của mình bằng cách đưa ra gợi ý hoặc cho họ thấy lợi ích mà yêu cầu của mình đem lại;

+ Nhượng bộ: Khi đối tác rất cương quyết về một vấn đề nào đó mà Luật sư nhận thấy rằng điều đó ảnh hưởng không nhiều đến quyền lợi của khách hàng thì Luật sư nên tư vấn khách hàng chấp nhận những yêu cầu hợp lý của đối tác;

+ Xử lý bế tắc.

– Bước 4: Xử lý đàm phán:

+ Đặt các câu hỏi khi kết thúc: Thỏa thuận có đáp ứng được những mục tiêu của khách hàng không? Có thể thực hiện được thỏa thuận này hay không? Bên kia có khả năng và có cam kết thực hiện thỏa thuận không?

+ Hoàn tất đàm phán: Làm rõ những điều kiện trong thỏa thuận (Ai đạt được bao nhiêu? Cái gì? Khi nào? Ở đâu?), sau đó lập thỏa thuận thành văn bản và yêu cầu các bên ký vào văn bản.