Quy định pháp luật về thời gian làm việc

Quy Định pháp luật về thời gian làm việc

Luật Sư Quận Tân Bình 0966000753 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp người lao động

Việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi phù hợp sẽ tạo điều kiện cho người lao động tái tạo sức lao động, qua đó hoàn thành tốt các công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu. Việc này còn giúp cho người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, kinh doanh hợp lý, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra.

1.Thời giờ làm việc

Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc bình thường theo ngày hoặc tuần miễn rằng thời giờ làm việc bình thường theo ngày không được quá tám giờ một ngày và bốn mươi tám giờ một tuần; thời giờ làm việc theo tuần không được quá mười giờ một ngày và bốn mươi tám giờ một tuần. Riêng với các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì thời giờ làm việc của người lao động sẽ không được quá sáu giờ một ngày

 Người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc vào ban đêm theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giờ làm việc ban đêm được tính từ hai mươi hai giờ đến sáu giờ sáng ngày hôm sau và người sử dụng lao động sẽ phải trả tiền lương làm việc vào ban đêm cho người lao động theo nội dung nêu tại Mục V.3 Chương 7.

Đối với nhóm người lao động đặc thù, bao gồm lao động nữ, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động phải tuân thủ triệt để thời giờ làm việc áp dụng riêng biệt cho các đối tượng này nhằm bảo đảm điều kiện sức khỏe tốt nhất để họ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động. Cụ thể:

a)Người lao động nữ(Khoản 1, 2 và 5 Điều 155 Bộ luật lao động năm 2012)

-Người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp: Lao động nữ mang thai từ tháng thứ bảy hoặc từ tháng thứ sáu nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc lao động nữ đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi.

-Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ bảy, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

-Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ ba mươi phút một ngày và tối thiểu là ba ngày trong một tháng; trong thời gian nuôi con dưới mười hai tháng tuổi được nghỉ sáu mươi phút một ngày trong thời gian làm việc và vẫn hưởng đủ lương. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của người lao động.

1.Điều 104 Bộ luật lao động năm 2012.

b)Người lao động chưa thành niên (Khoản 2 và 3 Điều 163 Bộ luật lao động năm 2012)

-Người lao động chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi: Thời giờ làm việc không được quá tám giờ một ngày và bốn mươi giờ một tuần, được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

-Người lao động dưới mười lăm tuổi: Thời giờ làm việc không được quá bốn giờ một ngày và hai mươi giờ một tuần và không phải làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

c)Người lao động cao tuổi (Khoản 2 và 3 Điều 166 Bộ luật lao động năm 2012)