NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CẦN BIẾT. BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm) là các loại bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải tham gia và người sử dụng lao động phải đóng cho người lao động. Đây cũng là một trong số các quyền lợi của người lao động mà người sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện. Việc không tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc này, kể cả có thỏa thuận hay không thỏa thuận với người lao động, hoàn toàn trái với quy định của pháp luật. Hiện nay, pháp luật đã quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý phát sinh đối với các hành vi trốn đóng bảo hiểm; chậm đóng tiền bảo hiểm; chiếm dụng tiền đóng các loại bảo hiểm, hưởng bảo hiểm; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm; sử dụng quỹ bảo hiểm không đúng pháp luật; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm1.

Khi nói đến bảo hiểm bắt buộc theo các quy định pháp luật về lao động, thông thường bất đồng hay tranh chấp giữa các bên sẽ xoay quanh các vấn đề sau:

1.   Đối tượng đóng bảo hiểm

Đối tượng phải tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

Trong thời gian thử việc theo hợp đồng thử việc, người sử dụng lao động và người lao động sẽ không phải đóng các loại bảo hiểm bắt buộc nêu trên vì người lao động đang thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc được quy định trong các văn bản pháp luật điều chỉnh riêng cho từng loại bảo hiểm bắt buộc.

Đối với người lao động không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm, ngoài việc trả lương, chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định13.

1.   Tiền lương đóng bảo hiểm

Tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm cũng có sự khác nhau giữa giai đoạn từ 01-01-2016 đến 31-12-2017 và giai đoạn kể từ ngày 01-01-2018 trở về sau. Cụ thể như sau:

  1. Trong giai đoạn từ 01-01-2016 đến 31-12-2017:

Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh được ghi trong hợp đồng lao động; Phụ cấp lương (chỉ bao gồm các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ).

Các khoản tiền lương không phải đóng bảo hiểm bao gồm: Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động; Các khoản bổ sung khác; Các khoản không được xem là tiền lương như đề cập tại Mục V.1 nêu trên1.

  1. Trong giai đoạn kể từ ngày 01-01-2018 trở về sau:
  2. Tuy nhiên, không phải toàn bộ tiền lương theo các khoản mục trên đây sẽ được dùng làm căn cứ để tính tiền lương đóng bảo hiểm. Luật đã giới hạn, “mức sàn” tiền lương tháng đóng bảo hiểm là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại từng thời điểm hoặc đối với người lao động đã qua học nghề thì tiền lương đóng bảo hiểm bắt buộc phải cao hơn ít nhất bảy phần trăm so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm năm phần trăm hoặc bảy phần trăm. “Mức trần” cho khoản tiền làm căn cứ đóng bảo hiểm phụ thuộc vào từng loại bảo hiểm, cụ thể như sau:
  3. – Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương cơ sở do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm1.
  4. – Bảo hiểm thất nghiệp: Không được cao hơn hai mươi lần mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ ban hành tại từng thời điểm2
  5. Tỷ lệ đóng bảo hiểm