Hành nghề sở hữu công nghiệp tại việt nam với cá nhân

Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với cá nhân

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sử dụng hai thuật ngữ “hành nghề” và “kinh doanh” để chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ của cá nhân. Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ sở hữu công nghiệp chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức.

 Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với cá nhân

Một cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại điện sở hữu công nghiệp khi đáp ứng các điều kiện: Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và hoạt động cho một tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.

Cá nhân được cấp chứng chỉ khi đáp ứng các điều kiện:

– Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Thường trú tại Việt Nam;

– Có bằng tốt nghiệp đại học;

– Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về sở hữu công nghiệp liên tục từ 05 năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ 05 năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

– Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;

– Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền tổ chức1.

Trong các tiêu chí cấp chứng chỉ trên, tiêu chí cuối cùng là quan trọng nhất. Khoảng hai tới ba năm một lần, Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức kỳ kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Đối tượng dự thi là cá nhân đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn từ tiêu chuẩn thứ nhất đến tiêu chuẩn thứ năm ở trên.

Thí sinh phải vượt qua tất cả các môn của kỳ thi, trong đó có các môn:

– Pháp luật sở hữu công nghiệp;

– Kỹ năng xác lập quyền với sáng chế và thiết kế bố trí;

– Kỹ năng xác lập quyền với kiểu dáng công nghiệp;

– Kỹ năng xác lập quyền với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý;

– Thông tin sở hữu công nghiệp.

    1. Điều 155 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *