Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

a) Khái niệm và đặc điểm chung của tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Tương tự hợp đồng dân sự thông thường, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất cũng phát sinh từ mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng và có liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có các đặc điểm sau:

– Là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại;

– Là tranh chấp mà chủ thể chủ yếu là thương nhân hoặc có ít nhất một bên là thương nhân;

– Là tranh chấp mà giữa các bên tranh chấp có quan hệ hợp đồng thương mại;

– Tồn tại yếu tố tài sản, gắn liền với lợi ích của các bên và phát sinh tranh chấp trực tiếp từ quan hệ hợp đồng;

– Có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên, làm ảnh hưởng quyền lợi của bên còn lại;

– Có sự bất đồng quan điểm giữa các bên về sự vi phạm hoặc việc xử lý hậu quả phát sinh từ vi phạm;

– Các bên tranh chấp có quyền tự định đoạt và giải quyết theo nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận.

Như vậy, có thể thấy, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một mặt là tranh chấp thông thường từ các quan hệ dân sự, hội tụ đầy đủ đặc điểm của một tranh chấp nói chung. Mặt khác, đó là tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thương mại, xoay quanh quá trình ký kết và thực hiện việc mua bán hàng hóa. Từ đó đặt ra một yêu cầu chung sao cho các tranh chấp này được giải quyết bằng các phương thức linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh quốc tế.

b) Các dạng tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là:

– Tranh chấp liên quan đến tư cách chủ thể ký hợp đồng;

– Tranh chấp liên quan đến hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;

– Tranh chấp liên quan đến đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;

– Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của người bán (không giao hàng, giao hàng chậm, không giao hoặc giao chậm chứng từ liên quan, giao hàng không đúng quy cách, phẩm chất hàng hóa, v.v.).