Chủ thể của quyền tác giả

Chủ thể quyền tác giả

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

 Chủ thể của quyền tác giả

a) Tác giả:

Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học – nghệ thuật và khoa học. Bao gồm các đối tượng như sau:

– Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

– Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam;

– Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Lưu ý, những người làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả.

Luật pháp không chỉ bảo hộ tác phẩm của một cá nhân mà còn bảo hộ tác phẩm do nhiều tác giả sáng tạo. Một tác phẩm được xem là có đồng tác giả khi tác phẩm đó do hai hay nhiều người cùng sáng tạo nên.

b) Chủ sở hữu quyền tác giả:

Chủ sở hữu quyền tác giả là người độc quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm, có thể là một cá nhân, nhiều cá nhân hoặc tổ chức. Tuy nhiên, bất luận trong trường hợp nào, quyền nhân thân vẫn luôn thuộc về cá nhân tác giả. Ví dụ, một cá nhân tự mình bỏ thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo ra tác phẩm, thì cá nhân đó chính là tác giả, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả và được độc quyền toàn bộ về quyền nhân thân, quyền tài sản. Tuy nhiên, nếu cá nhân đó sáng tác tác phẩm trên cơ sở được cơ quan hay tổ chức giao nhiệm vụ, hoặc trên cơ sở hợp đồng giao việc, thì người sáng tạo ra tác phẩm chỉ là tác giả và chỉ có quyền nhân thân, còn quyền tài sản thuộc về cơ quan hay tổ chức giao nhiệm vụ hoặc của chủ thể giao việc trong hợp đồng giao việc. Đây cũng chính là các đối tượng có tư cách chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp này.