Luật Sư Tân Bình tư vấn luật sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ hay tài sản trí tuệ (intellectual property) là thuật ngữ được nhắc tới rất nhiều trong thời gian vừa qua. Dưới góc độ kinh tế, khái niệm sở hữu trí tuệ/tài sản trí tuệ là khái niệm dùng để chỉ một loại tài sản vô hình phát sinh từ hoạt động sáng tạo của con người. Dưới góc độ pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ là một nhóm quyền của cá nhân, tổ chức, gồm ba nhóm cơ bản: Quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, và quyền với giống cây trồng. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên thị trường đều sử dụng ít nhất một loại tài sản trí tuệ. Bảo vệ tài sản trí tuệ chính là bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, thị trường càng đa dạng thì nhu cầu bảo vệ tài sản trí tuệ càng cao.
Khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề trên chủ yếu được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, quy định về sở hữu trí tuệ cũng xuất hiện trong các luật chuyên ngành khác như Luật doanh nghiệp năm 2014 (đặt tên doanh nghiệp, góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ), Luật thương mại năm 2005 (nhượng quyền thương mại), Luật cạnh tranh năm 2004 (cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ) và Luật chuyển giao công nghệ năm 2006, sắp tới được thay thế bằng Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 – có hiệu lực từ ngày 01-7-2018 (công nghệ được chuyển giao là quyền sở hữu trí tuệ).
Trên thế giới, các hãng luật đầu tiên kinh doanh dịch vụ luật sở hữu trí tuệ xuất hiện từ rất sớm, có thể kể đến như: Barlow, Josephs & Holmes (Hoa Kỳ – năm 1857), Fitch, Even, Tabin & Flannery (Hoa Kỳ – năm 1859), YUASA and HARA (Nhật Bản – năm 1902), Dr. Helen Papaconstantinou, John Filias & Associates (Hy Lạp – năm 1920), Domnern Somgiat & Boonma (Thái Lan – năm 1947), Baker & McKenzie (Hoa Kỳ – năm 1949), NGB Corporation (Nhật Bản – năm 1959) v.v..
Tại Việt Nam, các văn phòng, công ty luật đầu tiên về sở hữu trí tuệ được thành lập vào những năm 90 của thế kỷ XX, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, cũng như Bộ luật dân sự năm 1995 với một phần nội dung đề cập đến sở hữu công nghiệp đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các công ty nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty luật về sở hữu trí tuệ. Nhiều văn phòng luật sư Việt Nam chuyên về sở hữu trí tuệ đầu tiên thành lập trong giai đoạn này do người từng là Thẩm định viên của Cục Sở hữu trí tuệ sáng lập.
Dịch vụ sở hữu trí tuệ được thực hiện qua các hoạt động như: Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, đại diện trước cơ quan nhà nước về xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, v.v.. Liên hệ với văn phòng Luật Sư chúng tôi để được hổ trợ tốt nhất.
- Người biểu diễn – Sở hữu trí tuệ
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Công chức phường đưa người không thuộc diện được hỗ trợ vào danh sách được nhận tiền hỗ trợ COVID bị xử lý về tội gì?
- Phóng viên, nhà báo lợi dụng quen biết cảnh sát giao thông, nhận tiền tài xế xe tải, thỏa thuận sẽ can thiệp xin bỏ qua hoặc giảm nhẹ lỗi vi phạm, bị xử lý về tội gì?
- Vấn nạn loa kẹo kéo làm 1 người ra đi.