Luật sư quận Tân Bình tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty
Như đã phân tích ở những bài viết trước đây, để có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra cần phải chứng minh: Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, ngành sản xuất trong nước phải chịu thiệt hại đáng kể/bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể và có mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá và thiệt hại đáng kể/đe dọa gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
Do vậy, liên quan đến việc xác định thiệt hại, cơ quan điều tra cần phải làm rõ hai vấn đề sau:
+ Ngành sản xuất trong nước có chịu thiệt hại đáng kể hoặc bị đe doạ gây thiệt hại đáng kể hay không;
+ Hàng hóa bị bán phá giá có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể nêu trên hay không.
Xác định thiệt hại/đe dọa gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước:
– Về xác định thiệt hại: Để xác định ngành sản xuất trong nước của hàng hóa tương tự có chịu thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây thiệt hại đáng kể hay không, theo khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh số 20/2004/ PL-UBTVQH và khoản 1 Điều 3 Hiệp định AD, cơ quan điều tra sẽ đánh giá mức độ thiệt hại của ngành sản xuất trong nước dựa trên các yếu tố sau:
+ Xu hướng biến động tăng tuyệt đối và tương đối về khối lượng/ số lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, so sánh với hàng trong nước bán ra tại thị trường Việt Nam (tác động về lượng) trong giai đoạn điều tra;+ Tác động của hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá đối với giá của hàng hóa tương tự bán tại thị trường trong nước (tác động về giá) gây hiện tượng bán hạ giá, kìm giá hàng tương tự trong nước;
+ Tác động của hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá đối với giá của hàng hóa tương tự bán tại thị trường trong nước (tác động về giá) gây hiện tượng bán hạ giá, kìm giá hàng tương tự trong nước;
+ Các tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của nhà sản xuất trong nước (lợi nhuận, lao động, tốc độ tăng trưởng, v.v.) và việc hình thành, phát triển của các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.
Theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH, ngoài các yếu tố trên, cơ quan điều tra phải đánh giá các tác động khác của hàng hóa bị bán phá giá đối với ngành sản xuất trong nước như các nhân tố tác động lên giá bán trong nước, các chỉ số về hiệu quả hoạt động và khả năng đầu tư của doanh nghiệp trong nước.
– Về xác định đe dọa gây ra thiệt hại: Khi xác định vấn đề đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, ngoài những yếu tố nêu trên, cơ quan điều tra cần xem xét một số yếu tố khác, thông thường bao gồm1:
+ Tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường nước nhập khẩu;
+ Khả năng tiếp tục tăng khối lượng hàng sản xuất/xuất khẩu của các nhà xuất khẩu trong tương lai.
Cần lưu ý rằng, khi điều tra thiệt hại, dù là thiệt hại thực tế hay đe dọa gây thiệt hại, cơ quan điều tra có nghĩa vụ thực hiện điều tra khách quan và dựa trên những số liệu, chứng cứ xác thực, chứ không chỉ đơn thuần dựa vào các cáo buộc, phỏng đoán hoặc khả năng mà không được chứng minh một cách rõ ràng2.
Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bị bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước:
Theo Điều 28 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP, mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bị bán phá giá và thiệt hại sẽ được xác định dựa trên các yếu tố sau đây:
+ Các tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của nhà sản xuất trong nước (lợi nhuận, lao động, tốc độ tăng trưởng, v.v.) và việc hình thành, phát triển của các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước.
Theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH, ngoài các yếu tố trên, cơ quan điều tra phải đánh giá các tác động khác của hàng hóa bị bán phá giá đối với ngành sản xuất trong nước như các nhân tố tác động lên giá bán trong nước, các chỉ số về hiệu quả hoạt động và khả năng đầu tư của doanh nghiệp trong nước.
– Về xác định đe dọa gây ra thiệt hại: Khi xác định vấn đề đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, ngoài những yếu tố nêu trên, cơ quan điều tra cần xem xét một số yếu tố khác, thông thường bao gồm1:
+ Tốc độ tăng của hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường nước nhập khẩu;
+ Khả năng tiếp tục tăng khối lượng hàng sản xuất/xuất khẩu của các nhà xuất khẩu trong tương lai.
Cần lưu ý rằng, khi điều tra thiệt hại, dù là thiệt hại thực tế hay đe dọa gây thiệt hại, cơ quan điều tra có nghĩa vụ thực hiện điều tra khách quan và dựa trên những số liệu, chứng cứ xác thực, chứ không chỉ đơn thuần dựa vào các cáo buộc, phỏng đoán hoặc khả năng mà không được chứng minh một cách rõ ràng2.
Mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bị bán phá giá và thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước:
Theo Điều 28 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP, mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa bị bán phá giá và thiệt hại sẽ được xác định dựa trên các yếu tố sau đây:
+ Mối quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
+ Số lượng và giá của hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam không bị bán phá giá;
+ Mức độ giảm sút của cầu hoặc thay đổi về hình thức tiêu dùng đối với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
+ Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;
+ Các yếu tố khác theo quyết định của cơ quan điều tra, các yếu tố này có thể thay đổi tùy theo từng vụ việc cụ thể, ví dụ như sự phát triển của khoa học – công nghệ, v.v.;
+ Để xác định có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu và thiệt hại/nguy cơ bị thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, cơ quan điều tra cần loại trừ khả năng các yếu tố khác có tác động gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước.
Nói cách khác, việc thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu bị điều tra không chỉ dựa trên tác động của hàng hóa nhập khẩu đối với ngành sản xuất trong nước mà còn cần tính đến tác động của các yếu tố khác để bảo đảm rằng các yếu tố này không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại.
1. Khoản 6 Điều 3 Hiệp định AD. 2. Khoản 8 Điều 2 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH. |
- Nhận được tiền chuyển khoản nhầm nhưng cố tình không trả thì bị xử lý như thế nào?
- Giao dịch bất động sản
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp với tổ chức
- Phạm nhân la hét, gây rối trong buồng giam, bị cán bộ quản giáo đánh. Cán bộ quản giáo bị xử lý về tội gì
- Sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả bị xử lý như thế nào?