Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong Luật sở hữu trí

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trong Luật sở hữu trí

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý phát sinh trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid phát sinh trên cơ sở công nhận đăng ký quốc tế của Cục Sở hữu trí tuệ.

Quyền sở hữu công nghiệp với tên thương mại phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu nổi tiếng cũng phát sinh trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu.

Quyền sở hữu công nghiệp với bí mật kinh doanh phát sinh trên cơ sở có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó1.

Thủ tục xác lập quyền

Như vậy, chủ sở hữu tên thương mại và bí mật kinh doanh không phải đăng ký tên thương mại và bí mật kinh doanh của mình để được bảo hộ. Các đối tượng sở hữu công nghiệp còn lại phải trải qua thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ.

Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, nếu có nhiều đơn của nhiều người khác nhau nộp cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trùng, không khác biệt đáng kể hoặc tương tự nhau cho sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau, thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ2. Nói cách khác, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu đã có một cá nhân, tổ chức khác nộp đơn cho một đối tượng sở hữu công nghiệp trùng, không khác biệt đáng kể hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ, đối tượng đang xét.

1. Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Điều 6 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.
2. Điều 90 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.