Lãi suất thả nổi là gì ?

Lãi xuất thả nổi là gì ?

Luật sư quận Tân Bình hổ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp

Lãi suất của một khoản tín dụng thường có hai loại là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định.

1.   Lãi suất thả nổi

Cấu thành của lãi suất thả nổi bao gồm: Chi phí huy động vốn (cost of funding) – thông thường trong các khoản tín dụng quốc tế thì chi phí huy động vốn được quy định là Libor; Lãi biên của bên cho vay (margin); Và các khoản phí phải trả cho ngân hàng trung ương hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền (mandatory costs) – đôi lúc khoản thứ ba này sẽ được bao hàm trong hai khoản đầu. Lãi biên là khoản lợi nhuận mà bên cho vay sẽ thu về từ việc cho vay, thường được xác định cụ thể bằng một tỷ lệ phần trăm theo năm và được quy định trong hợp đồng tín dụng. Libor là viết tắt của “London Interbank Offered Rate”, nghĩa là lãi suất được quy định trong các khoản vay tín dụng giữa các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng Luân đôn. Các ngân hàng thông thường không có sẵn vốn để cho bên vay vay mà phải vay tiền từ các ngân hàng khác với lãi suất thấp hơn và dùng số tiền đó để cho vay lại (match-funding). Thị trường liên ngân hàng là thị trường tiền tệ lớn.

các ngân hàng trên thế giới thường dựa vào mức lãi suất liên ngân hàng của thị trường này (Libor) để xác định chi phí huy động vốn của mình. Libor được xác định theo các yếu tố: Tiền tệ của khoản vay liên ngân hàng; Thời hạn của khoản vay liên ngân hàng; Uy tín tín dụng của ngân hàng vay; Tính thanh khoản của thị trường liên ngân hàng thời điểm đó. Libor được thay đổi theo từng ngày, từng giờ và do vậy, trong hợp đồng tín dụng, định nghĩa của Libor phải quy định rõ ràng ngày và giờ ấn định Libor cho một kỳ hạn tính lãi.

Libor thường được xác định theo lãi suất của thị trường liên ngân hàng Luân đôn và được quản lý bởi ICE Benchmark Administration Limited. Các ngân hàng có thể lấy thông tin về lãi suất từ ICE Benchmark Administration Limited hoặc từ các bên thứ ba cung cấp dịch vụ lãi suất như Bloomberg hay Thompson Reuters. Mức lãi suất này được hình thành trên cơ sở thông tin cung cấp về chi phí huy động vốn của một tập hợp các ngân hàng trong thị trường liên ngân hàng Luân đôn. Các chi phí huy động vốn cao nhất và thấp nhất (nằm trong khoảng 25% cao nhất và 25% thấp nhất) sẽ bị loại bỏ để bảo đảm một mức lãi suất huy động bình quân.

Ngoài lãi suất liên ngân hàng Luân đôn (Libor) thì các nước trên thế giới còn có các lãi suất liên ngân hàng riêng. Ví dụ, Mibor cho thị trường liên ngân hàng Mumbai, Tibor cho thị trường liên ngân hàng Tokyo, Hibor cho thị trường liên ngân hàng Hồng Kông và Vnibor cho thị trường liên ngân hàng Việt Nam. Vnibor thường chỉ được áp dụng cho khoản vay bằng Đồng Việt Nam. Hợp đồng tín dụng chặt chẽ sẽ có thêm điều khoản về việc xác định Libor hay chi phí huy động vốn trong trường hợp không xác định được lãi suất Libor theo cách thức nói trên. Thông thường, phương pháp nội suy (interpolation) để tính lãi suất liên ngân hàng sẽ được áp dụng dựa trên lãi suất của các kỳ hạn tính lãi tương tự, dựa trên mức lãi suất gần nhất hoặc dựa trên chi phí huy động vốn của một số ngân hàng tham chiếu (reference banks). Các ngân hàng tham chiếu này sẽ cung cấp lãi suất huy động của họ trên thị trường liên ngân hàng để làm lãi suất tham chiếu. Ví dụ :

Định nghĩa

Lãi Biên nghĩa là ba (3) phần trăm một năm.

Điều khoản

Mức lãi suất trên mỗi Khoản Vay trong một Kỳ Hạn Tính Lãi của Khoản Vay đó được tính theo tỷ lệ phần trăm một năm do Bên cho vay quyết định và sẽ là tổng của:

(a) Lãi Biên áp dụng; và

(b) LIBOR áp dụng.

1.   Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được thỏa thuận và ghi nhận bằng một con số cụ thể trong hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, lãi suất cố định vẫn phải bao hàm các thành phần tương tự như việc xác định lãi suất thả nổi nhằm bảo đảm thu về một khoản lợi nhuận cho bên cho vay. Sự khác nhau giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi là chi phí huy động vốn của lãi suất cố định sẽ không được thả nổi và không linh hoạt thay đổi theo thị trường. Trong các hợp đồng tín dụng áp dụng lãi suất cố định, các bên cho vay thường xác định lãi suất cho vay đủ lớn để loại bỏ các rủi ro về biến động lãi suất trên thị trường hoặc bên cho vay sẽ ký kết một hợp đồng phòng ngừa rủi ro với một bên thứ ba (hedging), trả thêm một khoản phí để bên thứ ba bảo đảm chi trả phần chi phí vay vượt quá lãi suất cố định của bên cho vay theo biến động thị trường.

Vì sự kém linh hoạt và rủi ro thị trường tiềm ẩn, các khoản vay tín dụng có thời hạn dài thường ít khi sử dụng lãi suất cố định hoặc nếu có, sẽ sử dụng cả lãi suất cố định cùng với biện pháp phòng ngừa rủi ro (hedging). Ví dụ:

Điều khoản

Lãi suất trên mỗi Khoản Vay trong một Kỳ Hạn Tính Lãi là chín (9) phần trăm một năm. Kỳ Hạn Tính Lãi đầu tiên đối với một Khoản Vay sẽ bắt đầu vào ngày Rút Vốn và các Kỳ Hạn Tính Lãi sau đó sẽ bắt đầu ngay sau ngày cuối cùng của Kỳ Hạn Tính Lãi liền trước.