Quyền và nghĩa vụ của bị can trong giai đoạn điều tra.

Bồi thường thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm

Luật sư Tân Bình hỗ trợ pháp lý miễn phí cho bị can, bị cáo có hoàn cảnh khó khăn

Trong quá trình nghiên cứu lời khai của bị can, cần kiểm tra việc tuân thủ tố tụng của cơ quan điều tra khi lấy lời khai để bảo đảm tính hợp pháp của chứng cứ như: Bị can có được giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 BLTTHS hay không (đặc biệt là quyền bào chữa của bị can trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội hoặc người phạm tội bị truy tố theo khung hình phạt cao nhất là tử hình theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS)? Việc ký xác nhận của bị can có đúng quy định không? Việc sửa chữa, tẩy xóa biên bản hỏi cung bị can có chữ ký xác nhận của bị can hay không?

Ví dụ: Nghiên cứu và tham khảo luật của Mỹ thì thấy theo quy định tại Tu chính án thứ 5 trong Hiến pháp Mỹ đã khẳng định: Không người nào bị bắt buộc phải làm nhân chứng chống lại chính mình trong bất cứ vụ án hình sự nào. Người ta gọi nội dung trên là quy tắc Miranda. Theo quy tắc này thì trước khi thẩm vấn, nhân viên điều tra “Cảnh sát” phải đọc và giải thích cho bị can biết quyền lợi của họ bằng những câu sau:

1. Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời. Anh có hiểu không?

2. Bất cứ những gì anh nói đều có thể được sử dụng để chống lại anh trước tòa. Anh có hiểu không?

3. Anh có quyền trao đổi với Luật sư trước khi trả lời cho cảnh sát và có quyền có Luật sư hiện diện trong quá trình thẩm vấn ngay từ bây giờ và sau này. Anh có hiểu không?

4. Nếu anh không có khả năng thuê Luật sư thì anh sẽ được quyền yêu cầu tòa chỉ định Luật sư cho mình trước khi thẩm vấn. Anh có hiểu không?

5. Nếu anh quyết định trả lời bây giờ mà không cần có Luật sư hiện diện thì anh có quyền ngừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho tới lúc anh được nói chuyện với Luật sư. Anh có hiểu không?

6. Bây giờ anh đã biết và hiểu được quyền lợi của anh như tôi đã giải thích cho anh, anh có sẵn sàng trả lời câu hỏi của tôi mà không có Luật sư hiện diện không?

Nếu Điều tra viên không đặt ra những câu hỏi nêu trên và không có biên bản ghi lại có chữ ký của người bị xét hỏi, là vi phạm và những lời khai của bị can cho dù đó là lời khai tự nguyện cũng bị Tòa án bác bỏ.

So sánh với quyền của bị can, bị cáo được quy định tại Điều 49, 50 BLTTHS thì thấy:

Qua thực tiễn xét xử nhận thấy, trong các biên bản ghi lời khai, có ghi việc giải thích quyền cho bị can biết theo Điều 49, nhưng thực chất việc giải thích của Điều tra viên như thế nào, có đầy đủ, để cho bị can hiểu và thực hiện quyền của mình hay không thì không thấy có văn bản nào thể hiện. Vậy việc ghi vài dòng tại biên bản ghi lời khai như vậy có bảo đảm tính khách quan hay không? Do đó, để bảo đảm quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, BLTTHS cần phải có quy định rằng việc giải thích quyền và nghĩa vụ của họ phải được lập thành biên bản và nêu đầy đủ nội dung quyền và nghĩa vụ.