Người làm chứng trong các vụ án hình sự

Bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Bạn đang tìm luật sư hình sự. Hãy để Luật sư Tân Bình, đội ngũ luật sư hình sự giàu kinh nghiệm giúp bạn

Cần tiến hành nghiên cứu theo trình tự thời gian để xác định:

– Độ tin cậy, tính chính xác trong lời khai của người làm chứng và cần xác định họ khai về những tình tiết cụ thể nào trong vụ án và tại sao họ biết;

– Họ trực tiếp chứng kiến sự việc hay gián tiếp biết về vụ việc thông qua nguồn tin nào khác;

– Mối quan hệ giữa người làm chứng với người phạm tội và người bị hại;

– Điều kiện khách quan (không gian, thời gian, địa điểm) và điều kiện chủ quan (tinh thần, tuổi tác, nghề nghiệp, khả năng tiếp thu thông tin và nhận thức…) của người làm chứng khi tiếp nhận thông tin. Các điểm mâu thuẫn giữa các lời khai trước và lời khai sau của người làm chứng (để đối chiếu với các chứng cứ khác có trong vụ án). Nếu cần thiết, phải cho đối chất giữa người làm chứng và bị can, bị cáo hoặc thực nghiệm điều tra.

Ví dụ: Trong thực tiễn có nhiều vụ tai nạn giao thông, khi khám nghiệm hiện trường chữ ký trong biên bản không phải là của người có mặt từ đầu khi xảy ra tai nạn mà chỉ là những người ra sau, nhìn thấy hiện trường như vậy chứ không phải là người chứng kiến việc va chạm dẫn đến tai nạn, do vậy việc trình bày của họ với cơ quan Điều tra chỉ là theo cảm tính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *