Đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí

Trợ giúp pháp lý

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng thực hiện hỗ trợ pháp lý miễn phí theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 2, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Khoản 7 Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý 2017, đối tượng được trợ giúp pháp lý miễn phí từ ngày 1-1-2018, bao gồm:

1. Người thuộc hộ nghèo.

2. Trẻ em.

3. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

5. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

6. Người có công với cách mạng.

7. Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;

d) Người khuyết tật;

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

h) Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội.

Trong đó, người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9-12-2020 bao gồm:

1) Người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945;

2) Người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

3) Liệt sĩ;

4) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

5) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

6) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

(7) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

8) Bệnh binh;

9) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

10) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

11) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

12) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý 

Căn cứ  Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định:

Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:

Tham gia tố tụng;

Tư vấn pháp luật;

Đại diện ngoài tố tụng.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: “Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý”

Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *