Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Luật sư quận Tân Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty

Căn cứ phát sinh quyền tác giả

Quyền tác giả được xác lập từ thời điểm hình thức thể hiện của tác phẩm được nhận biết. Một ý tưởng sáng tạo nếu chưa được chuyển thành hành động sáng tạo dẫn đến một kết quả cụ thể thì không được xem là tác phẩm bởi chưa được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định1. Ví dụ, bức tranh là hình thức vật chất thể hiện tác phẩm hội họa, bản nhạc là hình thức vật chất thể hiện tác phẩm âm nhạc.

Pháp luật không có quy định bắt buộc về hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa học, nó có thể là bản viết tay, bản đánh máy hay bản ghi âm, ghi hình v.v., nội dung có thể ngắn hay dài. Tác giả có quyền đăng ký hay không đăng ký bản quyền, bởi tác phẩm được bảo hộ ngay khi quyền tác giả được phát sinh chứ không phụ thuộc vào việc phải đăng ký. Việc đăng ký bản quyền chỉ giúp tạo thêm lợi thế cho tác giả khi có tranh chấp xảy ra, đặc biệt trong việc miễn trừ nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu của mình đối với tác phẩm2.

1. Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005: “Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
2. Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc […] Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *