Luật sư quận Tan Bình tư vấn hổ trợ doanh nghiệp trong quá trình phát triển của quý công ty
Đại lý tiếp nhận tài liệu tố tụng
Nếu cơ quan giải quyết tranh chấp nằm ngoài lãnh thổ nơi bên vay thành lập hoặc hiện diện, thì bất kỳ hồ sơ tố tụng nào gửi đến bên vay đều phải sử dụng dịch vụ “ngoài lãnh thổ” – một dịch vụ mất rất nhiều thời gian. Do đó, thông thường bên vay sẽ cử ra một đại lý tiếp nhận tài liệu tố tụng. Việc sử dụng đại lý tiếp nhận tố tụng sẽ giúp bên vay có một địa chỉ tiếp nhận cố định và tránh tình trạng bên cho vay phải nộp đơn xin phép Tòa án cho bên cho vay được khởi kiện và gửi tài liệu tố tụng đến bên vay. Có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ này với một mức phí cụ thể. Trong một số trường hợp, bên vay có thể đề cử các công ty con của mình làm đại lý tiếp nhận nhưng việc đề cử này có thể gặp rủi ro khi các công ty con bị giải thể hoặc bán cho một bên thứ ba. Đề cử đại lý tiếp nhận tài liệu tố tụng là các cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước bên vay tại khu vực tài phán có liên quan thường không được khuyến khích, nhằm tránh trường hợp bên vay xin miễn trừ tài phán.
Bù trừ nghĩa vụ
Một hợp đồng tín dụng thông thường sẽ có một điều khoản quy định rằng bên vay cho phép bên cho vay có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) bù trừ bất kỳ nghĩa vụ nào đã đến hạn của bên vay mà bên cho vay còn nợ bên vay. Tuy nhiên, bên vay sẽ không có quyền bù trừ này.
Thay đổi các bên
Về nguyên tắc, bên vay không có quyền chuyển nhượng khoản vay khi không có sự đồng ý của bên cho vay, còn bên cho vay có quyền chuyển nhượng sau khi đã thông báo cho bên vay. Tuy nhiên, điều khoản này có thể thay đổi tùy theo sự thỏa thuận của các bên trong mỗi hợp đồng tín dụng. Các hình thức chuyển nhượng hoặc thay đổi điển hình nhất (theo pháp luật của Anh và xứ Wales hay pháp luật New York) là:
– Chuyển giao quyền (assignment): Bên cho vay có thể chỉ chuyển giao quyền mà không chuyển nhượng nghĩa vụ cho một bên thứ ba. Thông thường, bên cho vay sẽ áp dụng điều khoản này khi đang cần vốn, gặp các vấn đề về thuế, thu lợi nhuận, v.v.. Bên cho vay sẽ không cần phải có sự chấp thuận của bên vay khi chuyển giao quyền. Tuy nhiên, bên cho vay vẫn sẽ thông báo cho bên vay để bên vay thanh toán trực tiếp các khoản tiền liên quan cho bên nhận chuyển giao quyền.
– Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ (transfer/novation): Điều khoản này cho phép bên cho vay chuyển nhượng cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng cho một bên thứ ba.
– Bổ sung bên vay (additional borrowers): Theo yêu cầu của bên vay, các công ty con được bên vay sở hữu 100% có thể trở thành các bên vay bổ sung khi các công ty con gửi thỏa thuận gia nhập và đáp ứng các điều kiện tiên quyết được đặt ra trong hợp đồng tín dụng. Bên vay (ngoài bên vay chính – công ty mẹ) có thể rút khỏi hợp đồng tín dụng nếu bên vay đó không còn bất kỳ nghĩa vụ nào và đã thanh toán hết mọi khoản vay tồn đọng và đến hạn.
– Tham gia góp vốn (participation): Bên cho vay có thể cho phép các tổ chức khác tham gia góp vốn thông qua một thỏa thuận góp vốn độc lập với hợp đồng tín dụng khi giải ngân cho bên vay. Thỏa thuận tham gia góp vốn chỉ liên quan đến bên cho vay và bên tham gia góp vốn, thế nên về bản chất, không cần sự chấp thuận của bên vay. Theo thỏa thuận tham gia góp vốn, khi bên vay cần vốn, bên cho vay sẽ thông báo cho bên góp vốn và sau đó bên góp vốn sẽ góp một phần tiền trong tổng số tiền mà bên cho vay giải ngân cho bên vay. Khi bên vay trả tiền vay thì bên cho vay sẽ chia phần tiền tương ứng cho bên tham gia góp vốn.