Bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại là người chưa thành niên như thế nào?

Bị hại chưa thành niên

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại chưa thành niên

Pháp luật hình sự bảo vệ và bảo đảm thực hiện quyền của người bị hại chưa thành niên trong các vụ án hình sự thông qua việc quy định chính sách hình sự là trừng trị nghiêm khắc đối với những hành vi phạm tội xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các em.

Thứ nhất, Người bị hại chưa thành niên thực hiện quyền trực tiếp

Người bị hại chưa thành niên là cá nhân bị hành vi tội phạm trực tiếp gây ra thiệt hại về sức khỏe, danh dự, tài sản và đã được các cơ quan tiến hành tố tụng công nhận là người bị hại.

Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) luôn phải có những nghĩa vụ thực thi các biện pháp bảo đảm cho người bị hại được trực tiếp thực thi các quyền do pháp luật quy định

Thứ hai, Người bị hại chưa thành niên thực hiện quyền thông qua các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là cơ quan có chức năng chính là tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án hình sự và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.

Thứ ba, Người bị hại chưa thành niên thực hiện quyền thông qua người đại diện

Người đại diện đương nhiên của người bị hại chưa thành niên: Người đại diện đương nhiên của người bị hại chưa thành niên là người mà theo pháp luật họ đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính bản thân họ.

Người đại diện theo uỷ quyền của người bị hại chưa thành niên: Người đại diện của người bị hại chưa thành niên theo uỷ quyền là người được người đại diện đương nhiên của người bị hại chưa thành niên uỷ quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính người ủy quyền.

Thứ tư, Người bị hại chưa thành niên thực hiện quyền thông qua người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại là người được bị hại nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại có thể là: Luật sư, người đại diện, Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý.

Thứ 5, Người bị hại chưa thành niên thực hiện quyền thông qua đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi họ học tập, lao động và sinh hoạt

Thầy cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi người bị hại chưa thành niên học tập, lao động và sinh hoạt có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án …

Với những hiểu biết, kỹ năng của mình, họ sẽ giúp người bị hại chưa thành niên nhận thức rõ hơn về các hành vi phạm tội, bảo vệ cho người bị hại chưa thành niên tránh khỏi các hành vi xâm hại có thể xảy ra từ phía do Cơ quan/Người tiến hành tố tụng trong quá trình tham gia tố tụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *